Được gọi là “mạng lõi” (Backbone network), thế hệ Internet mới ở Trung Quốc có thể truyền dữ liệu với tốc độ 1,2 terabit (1.200 gigabit) mỗi giây giữa Bắc Kinh ở phía Bắc, Vũ Hán ở miền Trung và Quảng Châu ở phía Nam Trung Quốc.
Hệ thống bao gồm hơn 3.000 km cáp quang, được kích hoạt vào tháng 7/2023 và chính thức ra mắt ngày 13/11/2023 sau khi vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm vận hành.
Thành tựu này là kết quả hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa, China Mobile, Huawei Technologies và Cernet Corporation. Kết quả này cũng đã bác bỏ dự đoán của chuyên gia rằng mạng tốc độ cực cao, với tốc độ trên 1 terabit/giây sẽ không xuất hiện trước năm 2025.
Hầu hết các mạng Internet trên thế giới hiện đang hoạt động ở tốc độ dưới 100 gigabit/giây. Ngay cả Mỹ cũng chỉ mới hoàn thành quá trình chuyển đổi sang thế hệ Internet thứ 5, với tốc độ 400 gigabit/giây.
“Mạng lõi” kết nối Bắc Kinh-Vũ Hán-Quảng Châu là một phần của Cơ sở hạ tầng công nghệ Internet tương lai của Trung Quốc (FITI), một dự án đã được phát triển trong 10 năm qua và là sản phẩm mới nhất của mạng lưới nghiên cứu và giáo dục quốc gia Trung Quốc (Cernet).
Wu Jianping - Trưởng dự án FITI, thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết “mạng lõi” không chỉ vận hành thành công, mà còn cung cấp cho Trung Quốc “công nghệ tiên tiến để tạo ra hệ thống Internet nhanh hơn nữa”.
Ngày 13/11, Phó Chủ tịch Huawei Technologies, Wang Lei, cho biết trong một cuộc họp báo tại Đại học Thanh Hoa rằng mạng này “có khả năng truyền dữ liệu tương đương với 150 bộ phim độ phân giải cao chỉ trong một giây”.
“Mạng lõi” được so sánh với đường ray xe lửa siêu tốc, có khả năng thay thế 10 đường ray thông thường trước đây, để truyền tải cùng một lượng dữ liệu, làm giảm đáng kể chi phí và dễ quản lý.
(theo Newstral)
Làng Nại Cửu thuộc xã Triệu Thành (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) hình thành cách đây trên 5 thế kỷ.
Đây là ngôi làng nổi tiếng hiếu học bậc nhất của Quảng Trị và được gọi bằng cái tên 'làng giáo viên', bởi gần 1/4 số dân của làng đang theo nghiệp “hít bụi phấn, nâng gót người”.
Đường dẫn vào vùng đất học Nại Cửu. |
Xuyên suốt bao đời nay, người dân trong làng Nại Cửu luôn coi nghề dạy học là niềm tự hào của làng. Mọi gia đình luôn khuyến khích, hướng con em noi gương ông cha thi vào các trường sư phạm.
Theo người dân trong làng, từ thuở xưa, tại đây có 6 dòng họ gồm Lê, Nguyễn, Võ, Hoàng, Phan, Trần, có bề dày lịch sử về đỗ đạt.
Nhiều vị đỗ đạt và làm quan ở các triều đại phong kiến như tiến sỹ Trần Gia Thụy, làm quan Thượng thư Bộ Lễ, đời vua Lê Hiển Tông; cử nhân Lê Trọng Điều làm quan phủ đời vua Minh Mạng; cử nhân Nguyễn Đức Nghi làm Tham tri Bộ Lễ thời vua Tự Đức; ông Võ Tử Văn, đỗ Phó bảng thời Tự Đức;…
Học sinh, sinh viên làng Nại Cửu thắp hương cho tổ tiên trước và sau mỗi kỳ thi. |
Đã có 30 năm theo nghề dạy học tại Trường THCS Triệu Thành, thầy Trần Đại Việt cho biết, gia đình ông hiện đang có 10 người theo nghề giáo.
Bao thế hệ trong gia đình ông đều thấm nhuần quan điểm “nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề” từ cụ thân sinh của ông.
“Bố đã cho tôi biết, dù ở bất kỳ thời đại nào người thầy vẫn có vai trò quan trọng.
Cho đến bây giờ, anh em trong gia đình ai cũng yêu nghề và xem việc dạy là truyền thống của gia đình”, thầy Việt cho biết thêm.
Con em làng Nại Cửu được đánh giá học tập chăm chỉ và đạt nhiều thành tích cao. |
Cô Phan Thuý Anh, giáo viên tại trường Tiểu học Triệu Thành cho biết, học sinh của làng Nại Cửu hầu như có một điểm chung là rất chăm chỉ.
“15 năm trong nghề dạy học, tôi nhận ra đặc điểm chung của các học sinh làng Nại Cửu là rất nề nếp, các em luôn học tập một cách hăng say. Và đặc biệt, khi nói về ước mơ, ai cũng mong muốn khi trưởng thành được theo đuổi nghiệp sư phạm”, cô Anh chia sẻ.
Làng Nại Cửu trao học bổng hàng năm cho học sinh đạt kết quả học tập cao. |
Cùng với nhiều gia đình khác, gia đình của thầy Việt có đến 10 người theo nghề giáo viên. |
Ông Võ Văn Bắc, Chủ tịch HĐND xã Triệu Thành tự hào cho biết, dân số làng Nại Cửu hiện nay là khoảng 720 hộ nhưng có đến khoảng 600 người theo nghiệp sư phạm.
“Nhờ có nhiều giáo viên nên việc học của con em trong làng luôn được các hộ gia đình quan tâm. Bình quân mỗi năm làng có khoảng gần 50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Hiện tại làng có 3 phó giáo sư, 10 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ, cùng hàng nghìn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng… đang công tác trên khắp mọi miền đất nước”, ông Bắc chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn, khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống.
" alt=""/>Làng sư phạm 'nhà nòi' Nại CửuChi Pu tiếp tục nhận được nhiều lời khen về vẻ ngoài xinh đẹp, thời trang trẻ trung. Bên cạnh đó, sự vui vẻ, hoà đồng, tràn đầy năng lượng cùng sự hài hước, duyên dáng của nữ ca sĩ và dàn khách mời cũng ấn tượng với người xem.
Ngoài việc thưởng thức nhiều món ăn ngon tại Thanh Thảo, Chi Pu còn kể với bạn bè quốc tế về Việt Nam. Nữ ca sĩ hài hước nói với Lý Quân Nhuệ và Hoàng Hi Ngạn rằng có thể gọi mình là "cô gái Việt Nam cuốn hút". Ở thử thách làm bánh, Chi Pu làm thành thạo và đẹp mắt khiến những người chơi trầm trồ. Cô cũng tiết lộ rằng ở Việt Nam đã cùng mẹ làm món ăn này.
Khi thưởng thức những chiếc bánh được chủ quán đưa ra, người này nhắn nhủ đến các nghệ sĩ phải cẩn thận vì một trong số chúng có chứa đồng xu. Ngay lập tức, Ella nói với Chi Pu: "Nếu em ăn trúng chiếc bánh có đồng xu, em có thể kết hôn".
Chi Pu dí dỏm trả lời: "Trời ơi! Nếu không có đồng xu trong đó là em sẽ không kết hôn sao? Quá là buồn...". Kết quả Chi Pu đã ăn chiếc bánh không có đồng xu. Cô nhanh trí khẳng định nếu mình không ăn hết miếng bánh tức là vẫn có cơ hội kết hôn khiến tất cả bật cười.
Khi trò chuyện cùng các nghệ sĩ, Cung Lâm Na hỏi Chi Pu về lần đầu đưa người yêu về nhà ra mắt bố mẹ. Nữ ca sĩ thoải mái chia sẻ: "Khi tôi có người yêu đầu tiên, mẹ biết và bảo đưa đến nhà. Mẹ liên tiếp hỏi: Cháu tên gì? Bố mẹ cháu làm gì?cùng nhiều câu hỏi khác. Bạn trai bị mẹ tôi ''dọa'' cho sợ và sau đó rời đi thật nhanh. Sau đó mỗi khi hai đứa hẹn hò, mẹ hay gọi cho bạn trai bảo phải về trước 9 giờ tối”. Chi Pu kể có khi cả hai đang xem phim ở rạp, thấy đồng hồ báo 8h45 tối, bạn trai liền đứng lên kéo tay cô đi về.
Sau khi thưởng thức các món ăn ở nhà hàng hải sản, các nghệ sĩ tham gia thử thách vẽ tranh. Người chơi nhận được đề bài là các tác phẩm quen thuộc, sau đó vẽ lại để các khách mời đoán. Phần thưởng cho người chiến thắng chính là manh mối tìm ra đâu là nhà hàng do chương trình thiết kế lại.
Một điều bất ngờ là trong tất cả các đề bài đều có tiếng Việt. Một số cụm từ tiếng Việt xuất hiện như: Tây du ký, Đồi gió hú, Thủy hử, Những cuộc phiêu lưu của Robin Hood... Người chiến thắng ở thử thách là Lý Quân Nhuệ.
Trong tập phát sóng tuần này, Lý Quân Nhuệ giành được 5 huy chương. Sau 7 tập phát sóng của A Delicious Guess, Chi Pu vẫn đang dẫn đầu trong dàn khách mời với tổng số 12 huy chương.
Phước Sáng
Chi Pu mặc đẹp, phong cách gợi cảm đi thi ở Trung QuốcChi Pu gây ấn tượng với phong cách thời trang đa dạng, thu hút sự quan tâm của khán giả Trung Quốc." alt=""/>Chi Pu lần đầu chia sẻ về mối tình đầu